Hướng dẫn chi tiết các bước làm văn nghị luận xã hội 12 đạt điểm cao

Nghị luận xã hội trong đề thi Ngữ Văn THPT quốc gia năm 2017 được coi là phần gỡ điểm.  Vậy để có thể đạt được điểm tuyệt đối trong phần này thí sinh cần nắm vững các yêu cầu sau: 

Hướng dẫn chi tiết các bước làm văn nghị luận xã hội 12 đạt điểm cao

Hướng dẫn chi tiết các bước làm văn nghị luận xã hội 12 đạt điểm cao

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay có một điều đặc biệt đó là thời gian làm bài thi môn Ngữ văn được rút ngắn, câu nghị luận xã hội cũng được giới hạn  ngắn hơn bao giờ hết chỉ có 200 chữ vì thế thí sinh cần lưu ý điều này trước khi năm vững các bước làm văn nghị luận sau đây.

Đề thi Ngữ Văn THPT quốc gia với phần nghị luận xã hội thường xoay quanh các chủ đề về tư tưởng đạo lý, những biểu hiện trong xã hội, những vấn đề thời sự “nóng” diễn ra trong đời sống xã hội thời gian vừa qua…. Vì vậy trước tiên thí sinh cần chú ý tích lũy kiến thức xã hội, nhất là dẫn chứng cần mang tính thực tế.

Đây là cách nắm bắt các kiến thức tốt nhất để khi bước vào thi các thí sinh chỉ cần viết theo cách hành văn của mình. Trong quá trình làm bài cần chú ý các bước nghị luận bao gồm: giải thích, bàn luận, đánh giá vấn đề, rút bài học, bày tỏ chính kiến của bản thân.

Các bước làm bài văn nghị luận xã hội: 

Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn, xúc tích vấn đề cần bàn luận. Trong quá trình viết nên trích dẫn nguyên văn ý kiến trong đề bài.

Thân bài: 

  • Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí, các ý kiến, khái niệm, nội dung mà đề bài đưa ra
  • Phân tích các mặt đúng của ý kiến, biểu hiện của vấn đề trong thực tiễn cuộc sống và đưa ra những dẫn chứng minh họa
  • Tiếp đến thí sinh cần chỉ ra những lý lẽ nhằm lý giải nguyên nhân vấn đề kèm theo dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh làm rõ ý kiến
  • Bình luận đánh giá vấn đề, khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý
  • Lật ngược vấn đề bằng cách đưa ra những câu hỏi để có thể nhìn được những khía cạnh khác nhau của vấn đề.
  • Nêu nên các biểu hiện trong cuộc sống và đưa ra ý kiến phê phán đối với biểu hiện sai lệch đồng thời khen ngợi những biểu hiện tích cực.
  • Rút ra bài học cho nhận thức và hành động của bản thân
  • Người viết bài tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến, về vấn đề.

Kết bài:

  • Tóm tắt lại vấn đề cần bàn luận.
  • Đánh giá tư tưởng đạo lý (Ca ngợi và phê phán) mà vấn đề đưa ra
  • Rút ra bài học cho bản thân và cho mọi người

Một số dạng bài có thể ra trong câu nghị luận xã hội ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2017

  • Trình bày quan điểm về một ý kiến, một hiện tượng tốt hoặc xấu. Ở dạng câu hỏi này, thí sinh cần triển khai theo bố cục gồm 3 phần: + Giới thiệu (trực tiếp hoặc gián tiếp); + Triển khai: giải thích, phân tích, chứng minh (mặt đúng/mặt ảnh hưởng tích cực), phê phán, bác bỏ, chứng minh (mặt sai/mặt ảnh hưởng tiêu cực), tìm nguyên nhân (do đâu mà có vấn đề/hiện tượng), bàn về giải pháp (nhân rộng nếu là mặt tốt/khắc phục nếu là mặt xấu…)…; + Kết luận (ý nghĩa vấn đề, bài học nhận thức/hành động của bản thân…).
  • Nghị luận về một văn bản (câu chuyện, bài báo…). Trước tiên thí sinh cần xác định rõ nội dung câu hỏi và ý kiến chính có trong văn bản đó bởi chỉ cần xác định sai đề tài nghị luận thí sinh sẽ hoàn toàn bị lạc đề.
  • Nghị luận về một hình tượng nhân vật. Để làm tốt dạng này, thí sinh nên chia theo nguyên tắc: 1/3 dung lượng bài làm bàn đến nhân vật trong tác phẩm, 2/3 bàn liên hệ xã hội của vấn đề.

(THPTQUOCGIA.ORG TỔNG HỢP)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *