Gần 4000 chỉ tiêu vào đại học Ngoại thương năm 2017

Là 1 trong những trường danh giá và có 3 cơ sở đào tạo. Năm 2017 Đại học Ngoại thương sử dụng phương án tuyển sinh dựa trên kết quả của kỳ thi THPT quốc gia.

Gần 4000 chỉ tiêu vào đại học Ngoại thương năm 2017

Chỉ tiêu xét tuyển vào Đại học Ngoại thương

Theo đó, trường Đại học Ngoại thương vừa cập nhật chỉ tiêu tuyển sinh cũng như phương thức xét tuyển vào Trường năm nay. Với 3 cơ sở sẽ có những mã ngành và chỉ tiêu cụ thể khác nhau Hà Nội, Quảng Ninh và TP.HCM.

Tổng chỉ tiêu (CT) xét tuyển của ĐH Ngoại thương năm 2017 là 3.750. Trong đó, Cơ sở Hà Nội : có 2.700 chỉ tiêu,  ngành Kinh tế có số lượng tuyển nhiều nhất là 840 CT, tiếp đến là Kinh tế quốc tế 340 chỉ tiêu, Quản trị kinh doanh 340 chỉ tiêu, Tài chính – Ngân hàng 340 chỉ tiêu, Kinh doanh quốc tế 190 chỉ tiêu, Ngôn ngữ 170 chỉ tiêu.

Cơ sở Quảng Ninh có 150 chỉ tiêu, trong đó ngành Kế toán 70 chỉ tiêu, Kinh doanh quốc tế 80 chỉ tiêu.

Cơ sở 2 TP.HCM tuyển 900 chỉ tiêu, bao gồm: 500 chỉ tiêu cho ngành Kinh tế đối ngoại, 150 chỉ tiêu ngành Quản trị kinh doanh, 150 chỉ tiêu, ngành Tài chính quốc tế và 100 chỉ tiêu, ngành Kế toán – kiểm toán.

Chỉ tiêu xét tuyển vào Đại học Ngoại thương

Phương thức xét tuyển vào Đại học Ngoại thương năm 2017

Tổ hợp các môn xét tuyển vào các ngành của trường Đại học Ngoại thương năm 2017. Ký hiệu tổ hợp các môn xét tuyển: A00 (Toán, Lý, Hoá); A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh); D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh); D02 (Toán, Văn, Tiếng Nga); D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp); D04 (Toán, Văn, Tiếng Trung); D06 (Toán, Văn, Tiếng Nhật); D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).

Thời gian đăng ký xét tuyển theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phí dự kiến năm học 2017-2018 đối với chương trình đại  trà là 16,8 triệu đồng/sinh viên/năm. Dự kiến học phí được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.

Điểm trúng tuyển vào trường được xác định theo nhóm ngành và được xác định riêng cho từng cơ sở bao gồm cơ sở Hà Nội, cơ sở 2 – TP.HCM và cơ sở Quảng Ninh.

Hệ số của các môn thi xét tuyển: Đối với nhóm ngành không phải nhóm ngành ngôn ngữ, điểm các môn thi xét tuyển nhân hệ số 1. Đối với các nhóm ngành ngôn ngữ, điểm các môn thi ngoại ngữ nhân hệ số 2.

Xếp ngành/chuyên ngành: Thí sinh sau khi trúng tuyển vào trường theo nhóm ngành được xét tuyển vào ngành/chuyên ngành đào tạo của trường căn cứ trên nguyện vọng đăng ký ngành/chuyên ngành theo thứ tự ưu tiên của thí sinh và chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành/chuyên ngành xét tuyển.

Trường hợp số thí sinh bằng điểm nhiều hơn chỉ tiêu còn lại của nhóm ngành, sẽ xét ưu tiên theo điểm thi môn Toán.

Điều kiện được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển: Điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên; hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ khá trở lên; điểm ba môn thi (theo tổ hợp môn xét tuyển) đạt mức điểm thông báo nhận hồ sơ xét tuyển của nhà trường và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1.0 (một) điểm trở xuống.

Lam hạ(theothptquocgia.org)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *