Đề xuất rút ngắn năm học để chống tắc đường

Đề xuất rút ngắn năm học của UBND TP.HCM để chống tắc đường đã nhận được những ý kiến trái chiều của các chuyên gia giáo dục và các phụ huynh

Đề xuất rút ngắn năm học để chống tắc đường

Đề xuất rút ngắn năm học để chống tắc đường

Rút ngắn năm học để chống tắc đường

UBND TP.HCM đã gửi Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục.

Cụ thể, theo thông tin tuyển sinh, tại TP.HCM hiện có 2.144 trường học với 42.671 phòng học, 76.277 giáo viên, 1,6 triệu học sinh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông. Những năm học gần đây, bình quân mỗi năm thành phố tăng khoảng 60.000 học sinh, có năm tăng hơn 80.000.

Ngoài áp lực về phòng học, giáo viên, thành phố còn đối mặt với áp lực ùn tắc giao thông, kẹt xe nên từng đặt ra vấn đề học lệch giờ nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở để thực hiện.

Do đó, thành phố kiến nghị cần có sự linh hoạt trong một số quy định, cụ thể: định hướng mở trong biên chế năm học, thay vì 9 tháng/năm học như hiện nay thì có thể rút ngắn lại, cơ cấu giờ, tiết học linh hoạt để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp đặc điểm của địa phương; cho phép sĩ số lớp học linh hoạt theo loại hình trường và đặc điểm địa phương.

Rút ngắn năm học liệu có giảm tắc đường?

Rút ngắn năm học liệu có giảm tắc đường?

Trước đề xuất rút ngắn năm học của UBND TP.HCM, các chuyên gia giáo dục cho rằng đề xuất này là không hợp lý, bởi đây là hai việc hoàn toàn không dính dáng gì đến nhau. Ở nước ngoài có nghỉ hè và nghỉ đông nhưng ở Việt Nam mình trong ngành giáo dục không có nghỉ đông. Bởi vậy, việc rút ngắn thời gian đào tạo không thể nói là để giảm ùn tắc giao thông được.

Nếu rút ngắn năm học phải tùy thuộc vào chương trình ngành giáo dục cải tiến như nào rồi có phương pháp giảng dạy mới thì mới có thể rút được. Nếu như rút ngắn bên phổ thông còn bên dạy nghề có rút ngắn không? Lớp 12 có thể chuyển sang trung cấp được không? Bởi vậy chương trình đã có sự tính toán nên không phải thích rút bao nhiêu là rút được.

“Bài toán về vấn đề giao thông trong giáo dục tôi thấy không hợp lý chút nào vì 2 việc hoàn toàn không liên quan đến nhau. Vấn đề ở chỗ giải quyết bài toán về ùn tắc giao thông phải làm rất nhiều hướng khác nhau chứ không phải rút ngắn năm học trong giáo dục”, T.S Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

Tổ chức giao thông phải làm sao để tạo nên giao thông thuận tiện cho học sinh đi học khỏi tắc, chứ không phải bắt học sinh nghỉ học cho khỏi tắc. Chuyện thật như đùa, đó là ý kiến chung của rất nhiều các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực giáo dục.

Rút ngắn năm học, phụ huynh là người lo lắng nhất

Rút ngắn năm học, phụ huynh là người lo lắng nhất

Rút ngắn năm học, phụ huynh là người lo lắng nhất

Theo góc sinh viên, rất nhiều phụ huynh không đồng tình với quan điểm rút ngắn năm học để giảm tắc đường và muốn giữ thời gian học như cũ , bởi nếu rút ngắn năm học mà vẫn học theo chương trình cũ thì việc truyền tải kiến thức đến học sinh sẽ không được kỹ càng.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh cũng lo lắng rằng, nếu các con được nghỉ học thời gian kéo dài hơn thì gia đình sẽ không thu xếp được người ở nhà để chơi cùng các em vì mọi thành viên trong gia đình đều phải lo cho công việc của mình.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *