Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Vật Lý – Đề 1

Kỳ thi THPT Quốc gia 2016 với nhiều thử thách và khó khăn. Cần nắm vững những kiến thức trên lớp đến mở rộng đặc biệt môn Vật Lý. Đề thi thử Vật Lý thí sinh tham khảo.

ky-thi-thpt-quoc-gia-2016-6

Câu hỏi 1

Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 5cosωt (cm). Quãng đường vật đi được trong một chu kì là

  1. s = 5 cm.
  2. s = 20 cm.
  3. s = 10 cm.
  4. s = 15 cm.

Câu hỏi 2

Cho phương trình của dao động điều hoà x = −5cos(4πt) (cm). Biên độ và tần số góc của dao động trên có độ lớn là

  1. 5 cm; 4πt (rad/s).
  2. 5 cm; 0 rad/s.
  3. 5 cm; 4π (rad/s).
  4. 5 cm; π (rad/s).

Câu hỏi 3

Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã

  1. kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.
  2. làm mất lực cản của môi trường đối với vật chuyển động.
  3. tác dụng ngoại lực cùng chiều với chuyển động vào vật dao động trong một phần nhỏ của từng chu kì.
  4. tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật dao động.

Câu hỏi 4

Đồ thị biểu diễn dao động điều hoà ở hình dưới ứng với phương trình dao động nào sau đây?

  1. x = (cm)
  2. x = (cm)
  3. x = (cm).
  4. x = (cm)

Câu hỏi 5

Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát, độ cứng của lò xo k = 1,6 N/m và khối lượng vật nặng m = 100 g. Ban đầu giữ vật m ở vị trí mà lò xo bị nén 6 cm so với vị trí cân bằng. Tại vị trí cân bằng đặt vật M = 200 g đứng yên. Buông nhẹ để vật m chuyển động và va chạm đàn hồi xuyên tâm với vật M. Sau va chạm, vật m dao động với biên độ là

  1. 6 cm.
  2. 8 cm.
  3. 4 cm.
  4. 2 cm.

ky-thi-thpt-quoc-gia-2016-3

Câu hỏi 6

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động điều hoà của con lắc đơn?

  1. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, lực căng dây và tốc độ của vật đều có độ lớn cực đại.
  2. Chuyển động của vật từ vị trí cân bằng ra vị trí biên là chuyển động chậm dần đều.
  3. Chu kì dao động của con lắc không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng.
  4. Cơ năng của dao động khi vật ở vị trí biên bằng thế năng cực đại.

Câu hỏi 7

Hai dao động cùng tần số là ngược pha với nhau nếu

  1. φ1 − φ2 = (n − 1)π, n ∈ Z
  2. φ1 − φ2 = (2n − 1)π, n ∈ Z
  3. φ1 − φ2 = 2nπ, n ∈ Z
  4. φ1 − φ2 = nπ, n ∈ Z

Câu hỏi 8

Một vật dao động điều hoà có phương trình: x = (cm). Thời gian ngắn nhất để vật đi từ điểm P có x = 3 cm đến điểm Q có x = −3 cm là

  1. s.
  2. s.
  3. s.
  4. s.

Câu hỏi 9

Người ta tiến hành thí nghiệm đo chu kì con lắc đơn có chiều dài 1 m tại một nơi trên Trái Đất. Khi cho con lắc thực hiện 10 dao động mất 20 s (lấy π = 3,14). Chu kì dao động của con lắc và gia tốc trọng trường của Trái Đất tại nơi làm thí nghiệm là

  1. 2 s; 9,86 m/s2.
  2. 2 s; 9,96 m/s2.
  3. 4 s; 9,96 m/s2.
  4. 4 s; 9,86 m/s2.

Câu hỏi 10

Hai sóng kết hợp là

  1. hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
  2. hai sóng luôn đi kèm nhau.
  3. hai sóng chuyển động cùng chiều với cùng tốc độ.
  4. hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.

Xem thêm: Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *