Chuẩn mới trước khi vào Đại học – học sinh phải biết bơi

Tại phiên họp sáng nay 31.05.2018, các đại biểu Quốc hội đã tranh luận sôi nổi về  sửa đổi, bổ sung Luật thể dục thể thao. Trong đó, có nhiều tiêu chi bắt buộc học sinh vào Đại học phải biết bơi

Chuẩn mới trước khi vào Đại học – học sinh phải biết bơi 

Chuẩn mới trước khi vào Đại học – học sinh phải biết bơi 

Cụ thể, nhiều Đại biểu quốc hội đã đưa ra các ý kiến về sửa đổi Luật thể dục thể thao. Giả dụ khi tranh luận về sửa đổi Luật này Đại biểu Dương Trung Quốc đưa ra tiêu chí “vào đại học phải biết bơi”, tôi nghĩ tất cả các học sinh sẽ biết bơi, vì nó cũng là kỹ năng cơ bản, cứu sống bản thân và trên thực tế rất nhiều người phải bỏ tiền ra để học bơi”, đại biểu Dương Trung Quốc phát biểu khi tranh luận về việc có hay không nên đưa bơi là môn học bắt buộc.

Tuy nhiên cũng có nhiều đại biểu cho rằng việc áp dụng bắt buộc các thí sinh sau khi tốt nghiệp kỳ thi THPT Quốc Gia và xét tuyển vào Đại học – Cao đẳng phải biết bơi là điều chưa khả thi. Đại biểu Lê Minh Đức (đoàn Sóc Trăng) cho rằng chưa nên áp dụng quy định này trong luật vì sẽ đặt ra nhiều vấn đề như ngân sách giải quyết lớn, quỹ đất của các trường không bảo đảm, đội ngũ giáo viên dạy bơi không đủ đáp ứng, kinh phí hoàn thiện môn học đối với phụ huynh, học sinh sẽ như thế nào…

Cụ thể trên phương diện đánh giá về cơ sở vật chất của nhiều trường trung học phổ thông hiện nay. Số trường có bể bơi và đầu tư bể bơi là hầu như phần trăm khá thấp. Mặc dù đây là quy định nhằm giảm thiểu tình trạng đuối nước hơn nữa Việt Nam là đất nước có mạng lưới sông hồ dày đặc. Đó là chưa kể đến các thiên tai bão lũ xảy ra quanh năm trên cả nước.

Cũng tranh luận thẳng thắn về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng quan trọng nằm ở cách tiếp cận vấn đề. Nếu chính phủ nhận định đây là vấn đề quan trọng và cần triển khai thì việc đưa ra và triển khai đến các trường và quỹ đất để thực hiện.

Cũng nhiều đại biểu đề xuất thay vì mỗi trường có một bể bơi như hệ thống trường học của nước ngoài thì chúng ta nên áp dụng với quy mô cấp Huyện. Mỗi huyện nên có 1 đến 3 bể bơi để thay đổi cho các em có thể học bơi.

Về phía Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sẽ tiếp thu ý kiến và sẽ trình dự thảo Luật sửa đổi bổ sung vào cuối tháng 6 tới cho Chính phủ.

Hiện tại hầu hết các trường phổ thông chưa có bể bơi.

Hiện tại cũng theo những thông tin vừa được báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội , ngay cả ở những cấp học cao hơn như Đại học – Cao đẳng, nhiều trường cũng chưa có bể bơi cho sinh viên có thể lựa chọn môn nay. Còn ở các cấp thấp hơn, theo báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở phần lớn các cơ sở giáo dục chưa đáp ứng được việc tổ chức dạy bơi. Hầu hết các trường chưa có bể bơi (chỉ có 0,4-0,6% số trường phổ thông và 13% số trường đại học có bể bơi).

Để bảo đảm tính khả thi của điều luật, phù hợp với điều kiện thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin phép Quốc hội chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định trách nhiệm của Nhà nước và nhà trường trong việc ưu tiên phát triển môn bơi. Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên trong việc sử dụng cơ sở vật chất của các công trình thể dục, thể thao trong các cơ sở thể thao công lập phục vụ việc học bơi nói riêng và giáo dục thể chất, thể thao trong nhà trường nói chung, cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thể dục, thể thao.

Theo đó nếu như theo dự thảo này đi vào cuộc sống, thì chuẩn mới là học sinh trước khi bước vào Đại học bắt buộc phải biết bơi.

(thptquocgia.org tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *