Bộ GD&ĐT công bố xấp xỉ 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia

Kỳ thi THPT quốc gia năm đang bước vào giai đoạn gấp rút thời gian không còn nhiều. Ngay từ bây giờ Bộ đang gấp rút các khâu chuẩn bị để phục vụ cho kỳ thi. Bộ cũng dự kiến có khoảng 1 triệu thí sinh sẽ tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm nay. 

Bộ GD&ĐT công bố xấp xỉ 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 

Chiều 24-3, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) tổ chức họp báo thường kỳ quý I-2017 thông báo một số vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội như: công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.

Bộ GD&ĐT công bố xấp xỉ 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia 

Theo Bộ GD và ĐT, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 diễn ra trong 2,5 ngày với khoảng 955 nghìn thí sinh dự thi. Đến nay, công tác chuẩn bị kỳ thi được tiến hành khẩn trương tại các địa phương. Mặc dù sở GD và ĐT các địa phương chủ trì cụm thi, nhưng có sự hỗ trợ của 50 % giảng viên trường đại học làm công tác coi thi.

Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ kỳ thi đã và đang được chuẩn bị theo hướng thông suốt, an toàn và chính xác. Trong các ngày 9-10/3/2017, Bộ đã tổ chức tập huấn về quy chế, nghiệp vụ tổ chức thi và sử dụng phần mềm quản lý thi, tuyển sinh năm 2017. Lãnh đạo phụ trách thi, tuyển sinh của 63 Sở GD-ĐT, 270 trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc, Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Đào tạo (Bộ Công an) và cán bộ, chuyên viên làm công tác thi, tuyển sinh, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các đơn vị đã tham gia tập huấn.

Năm 2017, để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, cùng với việc tiếp tục cho thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng, Bộ xây dựng phần mềm xét tuyển chung giúp hỗ trợ các trường hạn chế bớt số lượng thí sinh “ảo”. Bộ cũng yêu cầu các trường phải chủ động có giải pháp khắc phục tình trạng thí sinh “ảo” như: xác định chỉ tiêu phù hợp với với năng lực đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo; làm tốt hơn công tác truyền thông.

Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông, để từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Chính phủ phê duyệt.

Theo (THPTquocgia.org)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *