Bí quyết đạt điểm cao môn hóa trong kỳ thi THPT quốc gia

Hóa học là một môn mà thí sinh dùng rất nhiều để xét tuyển vào các ngành ở Đại học. Các năm qua điểm bài thi Hóa học trong kỳ thi THPT quốc gia và đặc biệt là đối với thí sinh khối B bao giờ cũng cao ngất ngưởng. 

Bí quyết đạt điểm cao môn hóa trong kỳ thi THPT quốc gia 

Để cạnh tranh một xuất vào những trường Đại học nhất là các trường tuyển sinh khối B, khối luôn có nhiều thủ khoa và những trường Đại học Danh tiếng thì bạn cần phải nên biết những bí quyết này để áp dụng vào bài thi Hoá học THPT quốc gia sắp tới.

Bí quyết đạt điểm cao môn hóa trong kỳ thi THPT quốc gia 

Theo phương án thi THPT quốc gia 2017, môn Hóa năm nay vẫn thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan như các năm trước. Tuy nhiên, năm 2017 môn Hóa sẽ nằm trong bài thi tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên. Sự thay đổi còn nằm ở thời gian thi rút ngắn chỉ còn 50 phút/40 câu.

Để tránh áp lực và sắp xếp thời gian hợp lý khi làm bài cũng như giúp thí sinh hiểu và có được cách thức làm bài thi môn Hóa học trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 đạt kết quả cao, các giáo viên Hóa học đưa ra những gợi ý thí sinh khi làm bài như sau:

Nắm vững cấu trúc của đề thi trắc nghiệm Hóa học để định hướng ôn tập.

Đề thi Hóa học nói riêng và đề thi tất cả các môn nói chung Bộ ra theo chương trình cơ bản, học sinh cần học thật kỹ lý thuyết và ôn tập các phương pháp giải Hóa cơ bản như vậy là thí sinh đã đủ tự tin với kiến thức khi làm bài chẳng cần phải ôn luyện trên trời hay dưới biển, siêu tốc hay cấp tốc gì.

Bước vào làm bài, phải thật cẩn thận và chính xác các câu dễ và trung bình, đừng chủ quan vì các câu đều chia đều điểm như nhau. Vì thế tại sao mình không cẩn thận với câu dễ ăn điểm.

Vì chỉ có 40 câu mà phân loại cả đại học và tốt nghiệp nên nếu em học giỏi và làm được các câu khó nhưng sai các câu dễ thì em cũng có thể sẽ trượt đại học; thí sinh cần quen dần với áp lực thời gian tốt nhất là dành thời gian luyện đề và bấm thời gian. Nên tìm những đề thi có 40 câu trắc nghiệm của các Sở GD&ĐT các tỉnh khác ra cho thí sinh thi thử vừa bám sát được SGK và bám sát đề thi minh họa và thời gian 50 phút để rèn luyện cho quen với cách làm đề thi mới.

Để đảm bảo cho mọi thí sinh với năng lực học tập trung bình cũng làm được, nhưng cũng đủ độ khó để đánh giá phân loại thí sinh, đề thi sẽ không đánh đố, mà trải đều từ mức cơ bản đến khó và rất khó.

Chính vì vậy các em thí sinh nên đặc biệt lưu ý, nếu sức học chỉ trung bình khá thì nên chọn câu dễ làm trước để ăn chắc điểm, sau đó mới làm đến câu khó hơn, tránh tuyệt đối lao vào câu khó để mất thời gian mà có khi sai lại không được điểm. Thí sinh nên tập trung đọc lại lý thuyết SGK cơ bản, chú ý trọng tâm là Hóa học lớp 12.

Cũng cần đặc biệt lưu ý là khi học lý thuyết, cần chú ý không quá kỹ kiểu như học thuộc lòng mà nên nắm bắt ý chính, cần gắn lý thuyết với bài tập để nhớ, cần cố gắng làm bài thật chắc phần lý thuyết, vì điểm lý thuyết cao sẽ bù cho những câu khó nhất đề, đòi hỏi thí sinh xuất sắc mới làm được bài ở nội dung này, cần ôn tập lại một số công thức quan trọng trong khi giải bài tập Hóa.

Kinh nghiệm cho thấy nhiều thí sinh lơ đễnh trong việc này dẫn đến khi cần nhớ tên các chất hữu cơ và công thức cấu tạo của nó ở SGK lại gặp khó khăn khi đề thi không cho công thức mà cho tên chất/hợp chất thì vẫn có thể suy ra công thức Hóa học.

Hi vọng những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp thí sinh ôn luyện tốt môn Hóa học để đạt điểm cao.

(THPTQUOCGIA.ORG)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *