Bí kíp ôn luyện đạt điểm cao trong kỳ thi THPT Quốc gia

Đánh giá phân loại đúng năng lực, trình độ học sinh; xây dựng lại nội dung phân phối chương trình… nhằm nâng cao kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm nay.

Đánh giá phân loại đúng năng lực, trình độ học sinh

Hình thức này giúp đội ngũ giáo viên đứng lớp giảng dạy phù hợp với đặc điểm của các nhóm đối tượng học sinh, đồng thời cũng phù hợp với quy định về tổ chức học thêm dạy thêm do nhà trường tổ chức và quản lý.

Bồi dưỡng yếu kém nâng cao khá giỏi

Giải pháp thứ hai là tổ chức bồi dưỡng yếu kém nâng cao khá giỏi thông qua mô hình dạy thêm do nhà trường quản lý.

“Được Sở GD&ĐT cấp giấy phép dạy thêm, chúng tôi đã mạnh dạn tổ chức dạy thêm cho cả 3 khối. Theo đó, khối 10 và 11, tổ chức dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Anh văn trong 8 tháng, tổng số 256 tiết; với khối 12, tổ chức dạy 8 môn thi tốt nghiệp trong 9 tháng với 576 tiết.

Tất cả các tiết này đều được dạy vào buổi chiều nhằm ôn tập củng cố bài học buổi sáng, giải các bài tập trong sách giáo khoa. Mô hình này có lợi rất lớn cho học sinh và nhà trường đã duy trì hơn 5 năm từ 2011 đến nay” – thầy Trần Quốc Hùng chia sẻ.

Xây dựng lại nội dung phân phối chương trình

Việc biên soạn nội dung phân phối chương trình của Trường THPT Lương Định Của được Sở GD&ĐT chấp thuận đã tạo thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, nhất là đối với khối 12.

Mục tiêu đặt ra là kết thúc chương trình 12 trong tháng 3 nhưng không được cắt xén mà phải dạy đúng, dạy đủ chương trình theo quy định. Sau đó, tiến hành phân luồng môn học để ôn thi cho học sinh là bài toán khó cho nhiều trường.

Thầy Trần Quốc Hùng cho biết: Việc áp dụng dạy học hai buổi, buổi sáng dạy chính khoá, buổi chiều dạy thêm và lồng ghép dạy tăng tiết các môn không thi tốt nghiệp đã đảm bảo được hai vấn đề: Vửa kết thúc sớm chương trình theo kế hoạch, vừa đảm bảo các đơn vị kiến thức trang bị cho học sinh.

ky-thi-thpt-quoc-gia-20

Tổ chức ôn thi cuối cấp

Hiện nay, Trường THPT Lương Định Của đã có kế hoạch ôn thi sau học kỳ 2. Theo đó, thời gian kéo dài từ 12 – 15/4/2016; tổ chức ôn tập kì thi quốc gia cho học sinh từ 18/4 – 25/6/2016.

Trường đã tiến hành lập Ban chỉ đạo ôn thi, lập kế hoạch ôn tập cụ thể trong 2 tháng, phân công giáo viên giảng dạy, xếp thời khoá biểu…

“Dựa trên số học sinh đăng ký dự thi (Toán, Văn, Anh văn: 229 học sinh; Hoá: 52 học sinh; Lý: 37 học sinh; Sinh: 5 học sinh; Địa: 128 học sinh; Sử: 7 học sinh), nhà trường đã lên dự kiến tổ chức giảng dạy theo nguyện vọng đăng kí môn thi của học sinh” – thầy Hùng cho hay.

Phát huy vai trò giáo viên trong giai đoạn ôn tập tăng tốc

Việc phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn trong giai đoạn ôn tập tăng tốc vô cùng quan trọng.

Tại Trường THPT Lương Đình Của, giáo viên chủ nhiệm được yêu cầu tăng cường bám lớp, tập trung làm tốt công tác tư tưởng, giáo dục động cơ, thái độ, ý thức học tập cho học sinh; nhất là những học sinh yếu kém. Đồng thời, phối hợp với cha mẹ học sinh để uốn nắn những tồn tại của các em.

Giáo viên bộ môn phải thực hiện đúng phương pháp ôn tập, bảo đảm giờ ôn tập phải đạt hiệu quả; cần chú ý phát hiện ra các lỗi trong kiến thức, kĩ năng, tư duy, cách trình bày của học sinh nhằm điều chỉnh, giúp học sinh sửa các lỗi kiến thức đó; tăng cường dò bài học sinh các môn tự luận để giúp các em giải quyết lượng kiến thức trong một tiết dạy.

Ngoài ra, nhà trường còn phân công thêm giáo viên quản lý giờ dò bài các môn tự luận.

ky-thi-thpt-quoc-gia-26

Phát huy vai trò phụ huynh, xã hội hóa

Thầy Trần Quốc Hùng cho biết, nhà trường cần trao đổi với phụ huynh học sinh về những trường hợp học sinh còn học yếu kém nhằm giúp các em trong việc ôn tập; lưu ý phụ huynh quan tâm, chăm sóc sức khỏe con em trong thời gian ôn tập, giám sát tốt việc ôn tập ở trường cũng như ở nhà; thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để biết được tình hình học tập của con em mình để kịp thời động viên, uốn nắn.

Cùng với đó, tư vấn phụ huynh và học sinh chọn cụm thi đúng với năng lực của học sinh.

“Tại Trường THPT Lương Định Của, với số tiền 1.650.000 đồng/3 năm để một học sinh được học thêm gần 1.088 tiết quả thực không thấm vào đâu so với công sức của thầy cô đã bỏ ra để bồi dưỡng cho các em. Nhưng vì tinh thần trách nhiệm, vì tình thương vô bờ bến, các thầy cô trong trường vẫn tận tuỵ với công việc được giao” – Thầy Trần Quốc Hùng chia sẻ.

Theo vtc.vn 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *