5 phương pháp hiệu quả giúp thí sinh “lên đồng” nạp kiến thức

Kỳ thi THPT quốc gia chỉ còn 3 tháng diễn ra, nhiều thí sinh đang rất lo lắng vì khối lượng kiến thức nhiều mà chưa biết xử lý sao để có kết quả tốt nhất cho kỳ thi tú tài sắp tới.

5 phương pháp hiệu quả giúp thí sinh “lên đồng” nạp kiến thức

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu 5 phương pháp hiệu quả giúp thí sinh nạp kiến thức nhanh chóng theo lỗi quy duy logic và cực kỳ hiệu quả giúp thí sinh học trước quên sau “nhập đồng kiến thức”

5 phương pháp hiệu quả giúp thí sinh nạp kiến thức chuẩn bị cho mùa thi.

Rất nhiều em dành rất nhiều thời gian cho việc hoc tập nhưng lại không mang lại hiệu quả mà không biết vì sao, để nhớ lâu mà không phải học tập nhiều thì các em hãy đọc ngay 5 phương pháp thần thánh đảm bảo học đến đâu nhớ đến đó.

Thứ nhất là: Phương pháp tự kiểm tra

Tự kiểm tra là một việc học mà các em cần phải có ý thức tự giác, ngoài giờ học các em có thể tự xem kiến thức của mình. Phương pháp này sẽ giúp các em ôn luyện lại các kiến thức và nhớ lâu hơn, sau khi học xong lý thuyết các em nên làm luôn bài tập ở cuối mỗi chương, làm chậm mà chắc không cần phải vội.

Hầu hết các em học sinh đều bỏ qua phương pháp học này mà không hề biết rằng đây là một phương pháp giúp các em cải thiện việc học một cách đáng kể. Nhiều thủ khoa các trường của từng năm cũng bật mí đều cho thấy phương pháp giúp họ thành công.

Thứ hai: Phương pháp phân bổ thời gian ôn tập các môn

Học như nào để hợp lý, học như nào để phù hợp với quy luật phát triển sinh học đó là tư duy logic. Nhiều học sinh không có kế hoạch cụ thể phân bổ rõ ràng và làm theo sở thích. Như thế rất dễ bị nản và rối.

Trước mỗi kì thi các em thường nhồi nhét các kiến thức mà không cần biết có hiểu hoặc nhớ được hay không, các em cần phân bố thời gian học tập cho từng môn và từng phần học sao cho hợp lý như thế sẽ có hiệu quả rõ nhất

Thứ ba đó là: Phương pháp hỏi đáp chi tiết

Hãy cùng với bạn bè của mình hỏi đáp nhau những câu hỏi để có thể nhớ lâu hơn các kiến thức đã được học, các em có thể hỏi như “Tại sao điều này có nghĩa là …?” hoặc “Tại sao điều này lại đúng?” Chẳng hạn, trong giờ học văn, học sinh đọc được câu “Mị lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.”

Khi sử dụng phương pháp hỏi đáp chi tiết học sinh sẽ yêu cầu giáo viên giải thích lý do tại sao nhân vật Mị lại như thế, trong khi nhóm khác đã được cung cấp sẵn một lời giải thích, chẳng hạn như “Vì Mị sống ở nhà A Sử không bằng con trâu con ngựa”. Khi được yêu cầu nhớ lại Mị như thế nào? (Lùi lũi như con rùa,,,), trong nhóm áp dụng phương pháp này có khoảng 72% học sinh trả lời đúng so với khoảng 37% trong các nhóm khác.

Khi sử dụng phương pháp này trong môn ngữ văn THPT quốc gia chúng ta sẽ dễ nhớ là tương tác cao hơn vì thế não sẽ ghi nào những hình ảnh rõ dàng hơn và lúc đó vào phòng thi chúng ta chỉ cần mang ra và dùng.

Thứ tư đó là: Phương pháp tự giải thích

Sau mỗi kiến thức đã được học các em tự giải thích cho mình những thông tin đó, các em có thể hỏi nhưng câu chẳng hạn như “Câu văn này cung cấp thông tin mới gì cho bạn?”, “Nó có liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết?”, khi học theo phương pháp này sẽ giúp các em tích hợp thông tin vừa học với những kiến thức của bài trước.

Thứ 5 là: Phương pháp thực hành xen kẽ

Trong những nghiên cứu gần đây thì thực hành xen kẽ các kiến thức sẽ giúp các em học tập được tốt hơn, trong quá trình dùng phương pháp này các em sẽ lựa chọn được kĩ năng và những phương pháp học phù hợp và khuyến khích học sinh so sánh các dạng bài tập với nhau.Các em có thể kết hợp việc học tập xen kẽ kiến thức các môn học với nhau trong cùng một thời gian.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 chỉ còn khoảng 3 tháng nữa sẽ diễn ra, chính vì vậy có rất nhiều em “đốt cháy giai đoạn” chuyển sang luyện đề ngay khi chưa nắm chắc kiến thức hoặc chưa sâu, chưa chắc điều này sẽ khiến các em nản lòng khi gặp phải những bài khó. Lời khuyên hãy ôn lại ngay những kiến thức còn hổng rồi mới luyện đề.

Lam hạ (thptquocgia.org)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *