13 tuyệt chiêu ôn tập cho 2k để học và thi thpt quốc gia 2018

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 đang đến rất gần, trong khi rất nhiều thí sinh 2k chưa biết phải ôn thi như thế nào để đạt kết quả cao nhất.

13 tuyệt chiêu ôn tập cho 2k để học và thi thpt quốc gia 2018

13 tuyệt chiêu ôn tập cho 2k để học và thi thpt quốc gia 2018

Phần lớn những bạn có thành tích học tập tốt là do cách học của bạn đó, nhiều bạn có suy nghĩ rằng, chỉ cần học chăm chỉ là sẽ đạt kết quả cao. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm vì đó chỉ là cách học truyền thống, còn nếu bạn muốn đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia thì hãy tham khảo 13 tuyệt chiêu dưới đây nhé!

  1. Xác định thông tin dạng đề thi

Hãy bắt đầu quá trình ôn thi của mình bằng cách tìm hiểu cấu trúc và dạng đề thi của các môn là tự luận hay trắc nghiệm để có chiến lược ôn thi tốt nhất.

Bạn có thể tham khảo qua bạn bè hoặc thầy cô, cũng có thể tìm qua các đề thi của năm trước để xem cấu trúc và dạng đề như thế nào. Hãy cố gắng làm hết các đề, càng nhiều càng tốt nhưng tuyệt đối không nên dựa 100% vào nó để định hình bài thi sắp tới của mình nếu bạn không muốn bị “tủ đè”.

  1. Có cách ghi nhớ riêng cho mình

Thực hiện ghi nhớ kiến thức trong thời gian ngắn là không thể mà cần có thời gian, nhưng bạn có thể cải thiện và tăng khả năng ghi nhớ bằng cách thay đổi tư duy và thói quen. Bằng cách nào ư?

Hãy học cách ghi nhớ bằng cách không phụ thuộc vào sách sở, đọc kỹ rồi cố gắng tóm tắt nội dung chính, chỉ cần nhớ nội dung chính thông qua các nhân vật, mốc thời gian hay gắn nó với những kiến thức mình đã biết trước đó để tạo thành một sọi dây liên kết giữa cái đã biết và cái chưa biết.

Hay bạn cũng có thể ghi nhớ bằng hình ảnh, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ tư duy…đây là cách học rất hiệu quả được rất nhiều người ứng dụng và đã thành công. Ngoài ra, để có thể ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả nhất bạn cũng cần có một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý để đầu óc được thư giãn, có như vậy làm việc mới hiệu quả.

Có cách ghi nhớ riêng cho mình

Có cách ghi nhớ riêng cho mình

  1. Thay đổi môi trường học tập

Thay vì ngồi cố định một chỗ để học bài thì bạn nên thay đổi môi trường để kích thích não bộ hoạt động hiệu quả hơn. Bạn có thể học tập tại thư viện, nhà sách hay ở bất cứ nơi đâu bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bạn nên chọn không gian học tập tương tự như phòng thi, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhớ lại thông tin hơn nếu làm bài ở một không gian tương tự với lúc học.

  1. Thiết kế và sắp xếp góc học tập hợp lý

Hãy tự tay trang trí góc học tập theo ý thích của mình như vậy bạn sẽ có hứng thú ngồi vào “sản phẩm” của mình bất cứ lúc nào. Hãy bỏ mọi thứ bạn cảm thấy không cần thiết trên bàn học. bên cạnh đó, bàn học của bạn cũng cần hợp lý về ánh sáng, ghế ngồi và chiều cao của bàn cần phù hợp với thân hình của bạn để tạo cảm giác thoải mái. Nếu góc học tập của bạn có cửa sổ hướng ra ngoài thì thật là tuyệt vời đấy!

Trước khi ngồi vào góc học tập hãy tạo không gian càng thoải mái càng tốt, nếu bạn muốn học trong không gian có âm nhạc hãy nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng, nhưng cũng có những người yên tĩnh mới học được.

Thiết kế và sắp xếp góc học tập hợp lý

Thiết kế và sắp xếp góc học tập hợp lý

  1. Trong khi học cần tập trung, tránh xao nhãng

Nguyên tắc học hiệu quả là hãy “giấu” điện thoại và máy tính sang một bên khi học để tập trung học tập một cách hiệu quả nhất.

Nếu bạn phải làm việc trên máy tính và dùng trình duyệt Chrome, bạn có thể thử một số tiện ích mở rộng để làm giảm thời gian cho Facebook, Youtube và những website không cần thiết nhưng luôn khiến bạn xao nhãng khỏi công việc.

  1. Phân chia thời gian học hợp lý

Nhiều bạn hay có suy nghĩ “vẫn còn nhiều thời gian, để ít nữa rồi học một thể”. Rồi đến khi sắp thi mới cuống cuồng, đâm đầu vào bài vở, “nước đến chân mới nhảy” thì làm sao thi đạt kết quả cao được, cách học nàu vừa không hiệu quả thâm chí còn có hại.

Thay vào đó, bạn nên lập kế hoạch và phân chia thời gian học sớm để có thời gian ôn tập tốt nhất. Có như vậy bạn mới có thể ôn tập nhuần nhuyễn kiến thức.

Nếu học tập trong một thời gian dài, bạn cần nghỉ ngơi trong khi học để cho đầu óc được nghỉ ngơi, hãy làm một điều gì đó khiến bản thân thấy thoải mái, ví dụ như đi dạo xung quanh nhà và tận hưởng thiên nhiên…Sau khi học 30 phút bạn nên nghỉ một lần, mỗi khoảng thời gian đó bạn nên tập trung vào một nội dung duy nhất. Cố gắng tư duy cùng một thông tin theo nhiều hướng, nhiều cách – đây sẽ là cách học hiệu quả nhất cho bạn.

Đặt mục tiêu học tập cho mình

Đặt mục tiêu học tập cho mình

  1. Đặt mục tiêu học tập cho mình

Bạn nên lập cho mình một kế hoạch học tập cụ thể, có mục tiêu rõ ràng. Và nên nhớ rằng bằng mọi cách phải hoàn thành mục tiên mà mình đặt ra. Bạn không nên cho phép mình được xao nhãng mà không hoàn thành kế hoạch mình đặt ra.

Bạn Hà Vy – sinh viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: “ Trước đây khi ôn thi Đại học mình cũng lập kế hoạch học tập cho mình nhưng vì rất nhiều lý do khách quan và chủ quan mà rất nhiều lần mình không thực hiện theo kế hoạch và cuối cùng là mục tiên của mình không được hoàn thành”.

  1. Học nhóm cùng bạn bè

Học nhóm vói bạn bè cũng là một cách học hiệu quả nhất, có thể hỏi han nhau, giúp đơc nhau những khi bế tắc, không có lời giải cho bài tập. Nhưng nó chỉ thực sự hiệu quả khi các thành viên nghiêm túc học tập, vì rất nhiều nhóm chia sẻ rằng “học nhóm thì học là phụ, buôn chuyện là chủ yếu”

Nếu nghiêm túc trong quá trình học thì chắc chắn các bạn sẽ tiến bộ nhanh vì sẽ học được nhiều điều từ chính bạn bè của mình, và hơn hết là tạo ra động lực không muốn thua kém bạn.

  1. Tự kiểm tra

Một cách học rất hiệu quả là bạn phải thường xuyên tự kiểm tra kiến thức của mình, có thể bằng cách làm flashcard hay tự mình bấm thời gian làm một đề thi thử, đặt mình trong đúng hoàn cảnh làm bài thi thật.

Chiến thắng nỗi lo lắng sợ hãi

Chiến thắng nỗi lo lắng sợ hãi

  1. Chiến thắng nỗi lo lắng sợ hãi

Thời gian trước khi thi, có thể bạn sẽ thấy hơi lo âu, sợ hãi, thậm chí muốn chạy trốn.

Hãy thư giãn đi – bạn không phải là người duy nhất sợ hãi điều này. Sau đây là một số mẹo hữu ích cho bạn:

  • Đừng uống cà phê hay trà trước khi kiểm tra vì cà phê sẽ làm tăng sự căng thẳng, và bạn sẽ không thể tập trung tốt nhất để làm bài.
  • Chỉ ăn nhẹ hoặc đừng ăn uống ngay trước giờ làm bài. Điều này sẽ giúp máu lưu thông lên não nhanh hơn thay vì hệ tiêu hóa.
  • Mặc quần áo thoải mái để không bị khó chịu, gò bó.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập cần thiết.
  • Quan trọng nhất là bạn phải tự tin với khả năng của mình và đừng lo lắng: bạn đã chuẩn bị tốt nhất rồi.
  • Đừng để những bạn khác khiến bạn lo lắng vì người ta “xin tờ thứ hai” trước bạn. Hãy tập trung vào bài của chính mình.
  • Trong quá trình làm bài nếu cảm thấy bế tắc hay mặt mỏi – hãy nhắm mắt và thư giãn, hít thở sâu 30 giây đến 1 phút rồi tiếp tục làm bài.
  1. Xây dựng chiến thuật khi làm bài thi

  • Khi nhận đề thi, bạn khoan hãy làm bài luôn mà nên xem qua cả bài một lần để biết mình cần những kiến thức nào để làm bài. Ngoài ra,đôi khi bạn có thể sẽ tìm thấy đáp án của câu này ở đề bài câu khác
  • Khi bạn xem qua cả bài, hãy chia bài thành các phần và phân phối thời gian hợp lý, xem phần nào sẽ mất nhiều thời gian nhất, phần nào mất ít thời gian nhất, và sắp xếp thời gian cho chúng
  • Đừng tiết kiệm thời gian bằng cách bỏ qua yêu cầu đề bài, chúng sẽ cho bạn những gợi ý cần thiết. Ngoài ra, không đọc kỹ đề làm bài có thể làm bạn lãng phí thời gian.
  • Có hai cách làm bài: một là làm lần lượt từng phần, hai là làm những câu bạn biết trước và để những câu chưa làm được suy nghĩ sau. Với cách hai, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ và nhớ lại thông tin cần thiết
  • Phải xem lại bài trước khi nộp để chắc chắn bạn không bỏ sót câu nào
  • Tuy nhiên, khi xem lại bài, đừng lưỡng lự và nghi ngờ bản thân quá nhiều – chỉ sửa lại đáp án nếu chắc chắn sai.

Xây dựng chiến thuật khi làm bài thi

Xây dựng chiến thuật khi làm bài thi

  1. Có phương pháp làm bài linh hoạt tùy từng dạng câu hỏi

  • Với dạng bài trắc nghiệm: Đọc câu hỏi và tự nghĩ đáp án trước khi nhìn vào các lựa chọn. Sau đó, đọc hết các phương án, loại bỏ phương án sai, thử lại phuong án đúng
  • Với dạng bài tự luận: Đầu tiên hãy đọc kỹ yêu cầu đề bài, từng bước lập dàn bài cho bài tập.

Đừng tốn thời gian vào văn phong, tốt hơn cần tập trung thời gian và công sức vào xây dựng luận điểm, đưa ví dụ và chi tiết.

Nếu chẳng may hết thời gian khi chưa làm xong bài, hãy viết nốt những ý còn lại theo kiểu viết dàn ý, bạn có thể có thêm chút điểm

  1. Thư giãn và đừng lo lắng sau khi thi

Lo lắng cũng chẳng thay đổi điều gì, thậm chí còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của bạn. Thay vào đó bạn nên dành cho mình một khoảng thời gian để nghỉ ngơi sau những ngày tháng mệt mỏi ôn thi. Dù kết quả ra sao thì bạn cũng đã cố gắng hết sức rồi.

Giờ thì bạn đã biết cách học hiệu quả cho bài kiểm tra rồi. Hãy bắt đầu áp dụng ngay thôi!

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *