10 lỗi học sinh 2k thường gặp khi làm bài thi trắc nghiệm cho kỳ thi thpt quốc gia

Trước áp lực về tâm lý thi cử và thiếu chủ động kiến thức khi vào phòng thi, không ít thí sinh mắc phải một số lỗi khi làm bài thi trắc nghiệm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của thí sinh trong kỳ thi thpt quốc gia.

10 lỗi học sinh 2k thường gặp khi làm bài thi trắc nghiệm cho kỳ thi thpt quốc gia

10 lỗi học sinh 2k thường gặp khi làm bài thi trắc nghiệm cho kỳ thi thpt quốc gia

Bỏ trống không khoanh đáp án

Khi làm bài thi trắc nghiệm việc gặp câu khó và bỏ lại để làm câu khác trước là hoàn toàn hợp lý, nhưng nhiều thí sinh lại bỏ quên không quay lại khiến đáp áp bị bỏ trống. Như vậy là bạn đã bỏ lỡ đi cơ hội có điểm câu đó của mình.

Mặc dù có thể câu đó bạn không chắc chắn với đáp án của mình nhưng dù sao thì bạn cũng phải khoanh đáp án vì nó chiếm 25% cơ hội “ăn điểm” câu đó.

Giải pháp: khi bạn bỏ qua câu nào thì hãy đánh dấu, “note” lại để không bỏ quên và không mất công dò lại câu.

Khoanh hai đáp án cho một câu

Trong bài thi trắc nghiệm thường yêu cầu chọn 1 đáp án đúng nhất nhưng nhiều thí sinh lại chọn 2 đáp án, nguyên nhân là do khi sửa đáp án nhưng không xóa câu trả lời cũ. Và dĩ nhiên người chấm sẽ không cho bạn điểm của câu đó mặc dù 1 trong 2 đáp án bạn khoanh là câu trả lời đúng.

Giải pháp: bạn cần dành khoảng 10 phút cuối giờ để kiểm tra lại bài thi của mình xem có câu nào khoanh hai đáp án hay không.

Khoanh nhầm đáp án

Khoanh nhầm đáp án

Nhầm lẫn đáp án từ nháp vào bài làm

Có rất nhiều bạn thí sinh làm ở nháp kết quả đúng nhưng khi vào bài thi lại khoanh nhầm đáp án. Đây là một lỗi rất đáng trách. Trách ở đây là trách bạn không cẩn thận xem lại kỹ lưỡng.

Vậy không còn lý do nào mà bạn không dành một ít phút để xem lại bài của mình so với đáp án đã làm ở nháp trước đó.

Khoanh nhầm đáp án

Một lỗi mà các thí sinh cũng rất hay mắc phải khi làm bài thi trắc nghiệm đó là khoanh nhầm đáp án. “ Nhìn đáp án A nhưng lại khoanh đáp án B, đó là sai lầm hết sức ngớ ngẩn của mình trong kỳ thi thpt quốc gia 2017 vừa qua”, bạn Hoàng Yến – sinh viên năm nhất Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.

Vì vậy, để tránh những nhầm lẫn không đáng có, bạn nên nhìn kỹ đáp án mình định chọn trước khi khoanh. Không nên nhanh mà ẩu.

Bị “tủ đè’

Khi ôn tập hãy ôn tập tất cả các dạng bài, trừ những phần được giảm tải. Bạn không nên quá tập trung vào một phần nào vì với dạng bài thi trắc nghiệm kiến thức trong đề thi là “bao la”, bạn chỉ cần lơ là một phần nào thôi là chắc chắn bạn sẽ lĩnh án “tủ đè”.

Giải pháp là bạn hãy học tất cả các phần kiến thức, xin giáo viên hoặc các anh chị khóa trước đề thi của kỳ thi thpt quốc gia năm trước để ôn luyện một cách nhuần nhuyễn nhất.

Dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ

Dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ

Không để ý thời gian

Mỗi môn thi sẽ có một thời gian nhất định để thí sinh trả lời. Nhiều thí sinh do quá tập trung giải những câu hỏi khó mà không để ý đến thời gian khi làm bài thi. Việc không chủ động thời gian khi làm bài khiến cho thí sinh lúng túng và nóng vội khi gần hết giờ. Từ đó sẽ dẫn đến những sai sót không đáng có trong bài thi của mình. Vì vậy, thí sinh cần chủ động phân phối hợp lý về mặt thời gian. Với câu hỏi dễ, thí sinh nên trả lời trước còn câu hỏi khó nên dành lại trả lời sau. Không nên mang tâm lý phải giải lần lượt các câu hỏi từ đầu đến cuối đề thi.

Dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ

Trong đề thi của các môn trong kỳ thi thpt quốc gia có rất nhiều câu hỏi khá đơn giản, không mang tính đánh lừa thí sinh nhưng một số bạn lại quá “nhạy cảm” với đề thi. Nghi ngờ đáp án không đơn giản như vậy và tìm cách phức tạp hóa câu hỏi lên.

Giải pháp: Làm bài theo chiến thuật, phân tích và loại trừ đáp án sai. Sau khi đã khoanh đáp án, nếu bạn nghi ngờ mình làm sai nhưng không chắc chắn về điều đó thì không nên thay đổi sang câu trả lời khác.

“Trục trặc kỹ thuật” trong quá trình làm bài thi

Trục trặc kỹ thuật ở đây là trong quá trình đang làm bài thi thì máy tính hỏng, bút hết mực, bút chì bị gãy…

Vì vậy không có lý do gì để bạn không chuẩn bị phòng trừ khi đi thi.

Không đọc kỹ đề bài

Đây là lỗi thường gặp ở những thí sinh hay có tâm lý chủ quan, vội vàng khi là bài. Đề bài yêu cầu chọn “đáp án sai” nhưng bạn lại nhanh tay chọn đáp án đúng.

Vì vậy, khi làm bài thi các thí sinh nên đọc kỹ xem đề bài yêu cầu làm gì trước khi khoanh đáp án.

“Chiến thuật” làm bài thi trắc nghiệm

“Chiến thuật” làm bài thi trắc nghiệm

Quên không ghi tên vào bài làm hoặc ghi thiếu thông tin

Không ít thí sinh quên ghi tên vào bài thi dù cho thầy cô giáo đã nhắc đi nhắc lại từ khi phát giấy đến khi thu bài. Và rất nhiều thí sinh thí sinh hay quên ghi số báo danh và mã đề thi hoặc ghi sai mã đề, số báo danh trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Việc tô sai hoặc ghi sai mã đề sẽ gây thiệt thòi cho thí sinh sau khi làm bài và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của bài thi.

Giải pháp: Để khắc phục điều này ngay khi nhận giấy thi, lập tức ghi tên, số báo danh và các thông tin khác trước khi đọc câu hỏi và làm bài.

“Chiến thuật” làm bài thi trắc nghiệm

Khi làm bài thi trắc nghiệm, thí sinh nên nhớ các bước sau đây:

  • Đọc câu hỏi và gạch chân yêu cầu, từ khóa
  • Không nhìn đáp án và tự trả lời câu hỏi. Đây là bí quyết giúp bạn sẽ không bị rối khi hầu như các đáp án trắc nghiệm là na ná giống nhau và luôn có xác xuất đúng. Sau khi đọc câu hỏi bạn nên tự đưa ra câu trả lời sau đó mới nhìn xuống các phương án của đề lựa chọn
  • Nếu không lựa chọn được đáp án, hãy dùng phương án loại trừ. Thay vì cố tìm đáp án đúng bạn hãy loại suy những đáp án không đúng. Sau đó dựa vào phân tích và kiến thức để tìm ra đáp án đúng. Trong trường hợp bất khả kháng không thể lựa chọn được một đáp án nào bạn có thể lựa chọn dựa vào phần trăm may mắn.

Nguồn: thptquocgia.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *